Chào mừng bạn đến với website chanhdaydaknong.com Chúng tôi chuyên cung cấp chanh dây chất lượng cao từ Đắk Nông. Nhận bỏ sỉ chanh dây, bơ sáp Đắk Nông, khóm Hậu Giang
Chanh dây Đăk Nông

6 món ngon từ chanh dây nên làm ngay hôm nay

 

1. Kem chanh dây. Nguyên liệu: Lòng đỏ trứng gà, chanh dây, kem tươi, sữa tươi không đường, đường. Rửa sạch chanh leo, bổ đôi, dùng thìa lọc bỏ hạt, sơ để lấy nước cốt. Bổ đôi chanh leo để lấy ruột. Hòa sữa cùng một nửa lượng kem tươi vào với đường rồi đun trên lửa vừa. Sau đó đổ sữa vào với trứng rồi từ từ đánh tan.

Tiếp tục khuấy đều đến khi hỗn hợp sủi bọt nhẹ thì cho phần nước cốt chanh leo vào, vẫn khuấy tiếp cho đều. Khi hỗn hợp đã được trộn thật đều thì tắt bếp đi.

Đánh bông kem tươi đã chuẩn bị. Đợi khi hỗn hợp trứng, sữa, chanh leo thật nguội, trộn với phần kem vừa đánh bông. Cho hỗn hợp kem chanh leo vào tủ lạnh ngăn đá.

Đổ toàn bộ hỗn hợp vào hộp đựng, bỏ vào ngăn đá tủ lạnh. Sau đó, cứ sau khoảng 1h, lại bỏ ra dùng thìa xới đều hộp kem lên, rồi dùng thìa láng mịn lại rồi lại cho vào ngăn đá. Làm 3-4 lần thao tác này để kem mịn ngon.

2. Thạch chanh dây. Nguyên liệu: Chanh dây, nước lọc, bột thạch rau câu, đường, mật ong. Rửa sạch chanh leo, bổ đôi. Sau đó dùng muỗng lấy hết ruột chanh ra bát, cho mật ong vào và khuấy đều. Rửa kĩ, để ráo cho vỏ khô.

Cho 10 gram bột rau câu và 200 gram đường vào bát khô, trộn đều hỗn hợp.Cho 1 lít nước lọc vào nồi, đun sôi. Cho hỗn hợp đường và bột thạch vào nồi nước đang sôi, khuấy đều cho tan, tiếp tục khuấy đều cho đến khi rau câu đặc lại.

Cho chanh leo vào nồi tiếp tục khuấy đều tay cho đến khi sôi thì tắt bếp. Lau khô vỏ chanh, xếp đều lên khay. Lần lượt đổ rau câu đã nấu vào đầy vỏ. Để nơi có gió, rau câu sẽ nhanh đông hơn.Với phần hạt chanh, bạn trộn với 100g đường và 100ml nước lọc, cho vào nồi rồi bắt lên bếp.

Vừa đun vừa khuấy đến khi hạt chanh đặc lại, cạn nước và hơi dẻo. Đổ phần hạt chanh này lên mặt rau câu chanh leo trước. Kiểm tra thấy thạch đã đông và nguội hoàn toàn, bạn cho vào tủ lạnh là hoàn tất.

3. Mứt chanh dây. Nguyên liệu: Lòng đỏ trứng, đường, bơ, chanh dây, muối. Rửa sạch chanh leo, bổ đôi. Sau đó dùng muỗng lấy hết ruột chanh ra bát. Lọc lấy nước cốt chanh leo. Cho lòng đỏ trứng và đường vào nồi, quấy đều cho hoà quyện. Cho tiếp nước cốt chanh, bơ, muối, quấy đều hỗn hợp.

Đun hỗn hợp trên bếp lửa nhỏ, khuấy đều tay để tránh làm trứng vón cục, khuấy đến khi hỗn hợp đặc lại thì tắt bếp để nguội. Cho mứt chanh dây vào một cái lọ, cho vào ngăn mát tủ lạnh để giữ mát, và bảo quản.

4. Nước cốt chanh dây. Nguyên liệu: Chanh dây. Rửa sạch chanh leo, sau đó các bạn cắt đôi và cạo hết ruột chanh ra 1 cái bát lớn. Lấy toàn bộ phần ruột này cho vào máy xay sinh tố, có thể cho thêm chút nước để xay cùng.

Bạn dùng khăn sạch lọc hết nước cốt chanh leo ra cho đến khi nước cốt này sánh, vàng là được. Cho phần nước cốt đã lọc vào nồi, đun to lửa, sôi kĩ rồi bắc ra, để thật nguội. Sau đó chắt vào lọ thủy tinh hoặc chai rồi bỏ ngăn mát tủ lạnh.

5. Sinh tố chanh dây. Nguyên liệu: Chanh dây, sữa tươi, hộp sữa đặc, nước lọc, đường, đá bào. Rửa sạch chanh dây sau đó cắt đôi, dùng muỗng nạo lấy phần ruột, lọc qua rây để chắt lấy phần nước cốt chanh dây, sau đó hòa thêm 100ml nước lọc vào nước cốt chanh dây.

Xay đều nước cốt chanh dây cùng sữa tươi, sữa đặc và đường. Xay cho đến khi hỗn hợp này mịn là được. Đổ hỗn hợp này ra ly và thưởng thức.

6. Lẩu chanh dây. Nguyên liệu: Chanh dây, sốt mayonnaise, nước dùng, tôm, mực, đậu phụ, cà rốt, nấm kim châm, rau cải, rau muống, bún. Bổ đôi quả chanh dây, sau đấy, dùng thìa, cạo sạch hạt chanh dây ra.

Dùng rây lọc lấy nước của chanh dây. Cho 3 thìa canh sốt mayonnaise lên rây, rưới nước thịt, dùng thìa dầm cho sốt tan. Nước chanh dây chua, thanh mát thêm vị béo của sốt và vị ngọt của nước luộc thịt sẽ là nước dùng cho lẩu.

Rửa sạch tôm, mực. Mực cắt tách đầu, bỏ đi phần mắt và túi mực, thái khoanh nhỏ, vừa ăn. Đậu phụ cắt miếng vừa ăn. Cà rốt thái hoa. Tất cả xếp ra 1 đĩa. Rau rửa sạch, xếp riêng 1 đĩa. Khi ăn, đun nước lẩu sôi, thì cho đĩa tôm mực, đậu phụ, cà rốt vào trước. Nước sôi trở lại thì mới cho rau. Ăn với bún.

Tin tức khác

Khoai lang khô - Cách làm món ăn nhiều lợi ích

Khoai lang là món ăn gắn bó lâu đời với người Việt, tuy nhiên, không chỉ có tác dụng chống đói,...

Lá nguyệt quế - Gia vị, bài thuốc, và giá trị nghệ thuật, biểu tượng

Cây nguyệt quế có tên khoa học là Murraya Paniculata L, lá cây thường được dùng để đan thành vòng...

Nhân sâm mùa đông - Củ cải trắng hầm thịt dê

Thịt dê có tính nóng, vị ngọt, không độc, hầm cùng củ cải có tính mát sẽ giúp tính nóng của...

Thơm - Khóm - Dứa giống hay khác nhau và cách phân biệt

Với tổng sản lượng đạt 20 triệu tấn/năm. Tại Việt Nam, dứa, thơm, khóm được trồng khắp từ...

Cát cánh - Cây thuốc dễ trồng - Món dưa muối ngon

Tác dụng làm thuốc từ rễ cây cát cánh đã được biết đến từ lâu đời, hiện nay, ngoài việc...