Chào mừng bạn đến với website chanhdaydaknong.com Chúng tôi chuyên cung cấp chanh dây chất lượng cao từ Đắk Nông. Nhận bỏ sỉ chanh dây, bơ sáp Đắk Nông, khóm Hậu Giang
Chanh dây Đăk Nông

Thơm - Khóm - Dứa giống hay khác nhau và cách phân biệt

Dứa có các tên gọi khác như là: khóm, thơm, khớm, gai hoặc huyền nương, tên khoa học Ananas comosus, là một loại quả nhiệt đới. Dứa là cây bản địa của Paraguay và miền nam Brasil.

Quả dứa thường gọi thực ra là trục của bông hoa và các lá bắc mọng nước tụ hợp lại, còn quả thật là các "mắt dứa". Dứa được ăn tươi hoặc đóng hộp dưới dạng khoanh, miếng, nước ép hoặc nước quả hỗn hợp. Có hai loại dứa, dứa có gai và không có gai: dứa có gai, miền Tây gọi là "khóm" còn không có gai gọi là "Thơm".

Loại quảThơmKhómDứaGai
Kích thước To (~ 3 Kg/trái) Nhỏ (< 1 Kg/trái) Cách gọi chung thơm và khóm Cách gọi chung thơm và khóm
Không có gai Có gai
Các mắt trên trái Thưa, giãn Dày
Vị Ngọt thanh Ngọt đậm
Cách gọi Miền Nam Miền Nam Miền Bắc, cả nước (cách gọi chung) Miền Trung

Cây cơm nếp - Lá nếp - Lá thơm - Lá dứa thơm - Lá dứa

Ngoài ra, mang tên gọi cây dứa hay dứa thơm còn có một loại cây khác. Đó là một loại cây thảo mộc mọc ở các vùng nhiệt đới. Thường sinh ở bụi, có thể cao 1m, đường kính thân 1 - 3cm, phân nhánh. Lá hình ngọn giáo, nhẵn, dài 40 - 50cm, rộng 3 - 4cm, không có gai ở mép. Mặt sau nhạt màu, tâm lá tụ lại thành gân dọc thân. Mùi thơm đặc trưng như gạo nếp nương, sau khi sấy sẽ thơm hơn.

Cây lá dứa thường được dùng như một thành phần trong nấu ăn, chẳng hạn như thêm vào cơm hoặc bánh gạo để tăng thêm mùi thơm. Hoặc dùng thuốc nhuộm xanh diệp lục. Kết hợp với một số vị thuốc khác, nấu nước xông hơi có thể giúp cải thiện sức khỏe cho trẻ sơ sinh.

Các giống dứa và vùng trồng tại Việt Nam

- Dứa Victoria (dứa tây, dứa hoa) có các giống:
- Dứa hoa Phú Thọ: thuộc nhóm Queen, trồng được nơi đất chua xấu. Lá có nhiều gai và cứng, quả nhỏ, thịt quả vàng đậm, thơm, ít nước, giòn
- Dứa Na hoa: lá ngắn và to, quả to hơn dứa hoa Phú Thọ, phẩm chất ngon, năng suất cao.
- Dứa Cayen: lá chỉ có ít gai ở đầu mút lá, lá dài cong lòng máng, quả to, khi chưa chín quả màu xanh đen, khi chín chuyển màu da đồng. Quả nhiều nước, thịt vàng ngà, mắt dứa to và nông, vỏ mỏng, thích hợp với đóng hộp.
- Dứa ta thuộc nhóm Red Spanish: chịu bóng rợp, có thể trồng xen trong vườn quả, vườn cây lâm nghiệp. Dứa Cayen trồng phổ biến ở Tam Điệp, Ninh Bình.
- Dứa ta (Ananas comosus var spanish hay Ananas comosus sousvar - red spanish) là cây chịu bóng tốt, có thể trồng ở dưới tán cây khác. Quả to nhưng vị ít ngọt.
- Dứa mật (Ananas comosus sousvar - Singapor spanish) có quả to, thơm, ngon, trồng nhiều ở Nghệ An và Thanh Hóa[cần dẫn nguồn].
- Dứa tây hay dứa hoa (Ananas comosus queen) được du nhập từ 1931, trồng nhiều ở các đồi vùng Trung du. Quả bé nhưng thơm, ngọt.
- Dứa không gai (Ananas comosus cayenne) được trồng ở Nghệ An, Quảng Trị, Lạng Sơn. Cây không ưa bóng. Quả to hơn các giống trên.

Thành phần hoá học (dinh dưỡng) trong trái dứa (thơm, khóm)

Tùy vào các nhóm giống mà thành phần có trong trái thơm (khóm, dứa) có thể khách nhau đôi chút. Tuy nhiên về cơ bản, tỷ lệ các thành phần như sau:

Nước 75,7%, protid 0,68%, lipid 0,06%, glucid 18,4% (saccharose 12,43%, glucose 3,21%), chất chiết xuất 4,35%, cellulose 0,57%, tro 1,24%. Còn có acid citric, acid malic và các vitamin A, B, C. Trong quả có một chất men tiêu hoá là bromelin có thể thuỷ phân trong vài phút một lượng protein bằng 1000 lần trọng lượng của nó và so sánh được với pepsin và papain. Ngoài ra còn có iod, magnesium, mangan, kalium, calcium, phosphor, sắt, lưu huỳnh.

Trái dứa (thơm, khóm) trong y học

+ Tính vị, tác dụng: trái dứa (thơm) có vị chua ngọt, tính bình, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, giúp tiêu hoá; nước dứa (thơm) nhuận tràng, tiêu tích trệ. Nõn dứa (thơm) thanh nhiệt giải độc; rễ dứa (thơm) lợi tiểu. Dịch ép lá và quả chưa chín có tác dụng nhuận tràng và tẩy.
+ Công dụng, chỉ định và phối hợp: Được chỉ định dùng trong các trường hợp: thiếu máu, giúp sự sinh trưởng, dưỡng sức, thiếu khoáng chất, trong chứng khó tiêu, khi bị ngộ độc, trong các bệnh xơ cứng động mạch, viêm khớp, thống phong và sỏi, trong chứng béo phì. Bromelin được dùng chữa bệnh rối loạn tiêu hoá dạ dày - ruột, dùng làm thuốc tiêu viêm, giảm phù, chữa các vết thương, vết bỏng cho mau lành sẹo. Dứa (thơm) còn là nguyên liệu chiết bromelin, có nhiều trong thân dứa (thơm) (phần lõi trắng của chồi), trong quả (ở vỏ dứa (thơm) có nhiều hơn trong dịch chiết quả. Thường dùng quả chín để ăn tươi hoặc ép lấy nước uống hoặc dùng bromelin.

Giá trị kinh tế của trái dứa (thơm, khóm)

Trái dứa (thơm) được coi là một trong những cây ăn quả nhiệt đới hàng đầu, loại quả "vua", rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây. trái dứa (thơm) có mùi thơm mạnh, chứa nhiều đường, lượng calo khá cao, giàu chất khoáng, nhất là Kali, có đủ các loại vitamin cần thiết, đặc biệt trong cây và trái dứa (thơm) có chất Bromelin là một loại men thủy phân protêin có thể chữa được các bệnh rối loạn tiêu hóa, ức chế phù nề và tụ huyết, làm vết thương mau thành sẹo. Trong công nghiệp, chất Bromelin dùng làm mềm thịt để chế biến thực phẩm, nước chấm.

Ngoài ăn tươi, trái dứa (thơm) chế biến thành dứa (thơm) hộp và nước dứa (thơm), là những mặt hàng xuất khẩu lớn. Xác bã trái dứa (thơm) sau khi chế biến dùng làm thức ăn gia súc và phân bón. Thân lá dứa (thơm) làm bột giấy, để lấy sợi.

Những vùng trồng khóm nổi tiếng tại Việt Nam gồm có Khóm Hậu Giang - Cầu Đúc, Khóm Tắc Cậu - Kiên Giang, Khóm Tân Phước - Tiền Giang...

Khóm, dứa là loại cây dễ trồng, tuy nhiên để quả có chất lượng cao đòi hỏi yêu cầu về nhiệt độ 25-35 oC , cây thích ánh sáng tán xạ và cần lượng nước ổn định quanh năm.

Với tổng sản lượng đạt 20 triệu tấn/năm. Tại Việt Nam, dứa được trồng khắp từ Bắc đến Nam, trên diện tích khoảng 40.000ha, sản lượng trên 500.000 tấn/năm, trong đó 90% diện tích tập trung ở phía Nam. Các tỉnh có diện tích trồng dứa lớn gồm Tiền Giang (14.8000 ha), Kiên Giang (10.000ha), Hậu Giang (gần 1.600 ha), Long An (1.000 ha), Thanh Hóa (từ 3.789 ha (2005) xuống 1.910 ha (2011), Ninh Bình (3000ha)… Mặc dù giá trị dinh dưỡng của dứa rất quan trọng đối với con người nhưng chất lượng cũng như giá trị kinh tế dứa mang lại cho người trồng chưa cao.

Tin tức khác

Khoai lang khô - Cách làm món ăn nhiều lợi ích

Khoai lang là món ăn gắn bó lâu đời với người Việt, tuy nhiên, không chỉ có tác dụng chống đói,...

Lá nguyệt quế - Gia vị, bài thuốc, và giá trị nghệ thuật, biểu tượng

Cây nguyệt quế có tên khoa học là Murraya Paniculata L, lá cây thường được dùng để đan thành vòng...

Nhân sâm mùa đông - Củ cải trắng hầm thịt dê

Thịt dê có tính nóng, vị ngọt, không độc, hầm cùng củ cải có tính mát sẽ giúp tính nóng của...

Cát cánh - Cây thuốc dễ trồng - Món dưa muối ngon

Tác dụng làm thuốc từ rễ cây cát cánh đã được biết đến từ lâu đời, hiện nay, ngoài việc...

Chanh dây - Tên khoa học, phân loại và công dụng

Các nhà nghiên cứu ở trường Đại học Florida (Mỹ) đã phát hiện ra rằng chiết xuất của vỏ trái...