Cát cánh là loại cây cỏ sống lâu năm, có chiều cao khoảng 50 – 90 cm. Cây có lá mọc đối hay vòng 3. Các lá gần cụm hoa thường mọc so le và có mép khía răng. Hoa mọc thành từng bông thưa ở đầu cành hoặc mọc riêng lẻ, có màu trắng hay lam tím. Quả có nhiều hạt nhỏ, màu nâu đen. Rễ phình to thành củ.
Cây cát cánh là loài duy nhất trong chi Platycodon và được tìm thấy ở khu vực đông bắc Châu Á bao gồm các nước như Nhật bản, Trung Quốc (An huy, Sơn Đông và Giang Tô), Triều Tiên và Đông Siberi.
Bộ phận dùng làm thuốc: Rễ cây
Thu hái: Cát cánh thường hái lá vào mùa xuân và rễ cây vào giữa tháng 2 – 8
Chế biến: Rễ cát cánh sau khi thu hái xong được rửa sạch và phơi hoặc sấy khô. Theo Lôi Công Bào Chích Luận, dùng cát cánh nên bỏ phần đầu cuống, sau đó thêm bách hợp giã nát như tương và ngâm nước 1 đêm sao cho khô lại. Còn theo Bản Thảo Cương Mục, rễ cát cánh cạo bỏ vỏ đem tẩm nước gạo 1 đêm và xắt lát sao sơ. Trong ghi chép của Trung Dược Đại Từ Điển, củ cát cánh cắt bỏ thân mềm rồi rửa sạch, ủ qua đêm. Sau đó, sắc lát mỏng và phơi khô. Đôi khi tẩm mật sao qua, tùy theo đơn thuốc.
Bảo quản: Nơi khô ráo, không ẩm ướt
Tác dụng làm thuốc từ rễ cây cát cánh đã được biết đến từ lâu đời, hiện nay, ngoài việc sắc nước uống, rễ cây cát cánh còn được dùng làm món dưa muối ngon tuyệt.
Nhà ai có người bị ho hen, thường làm cất tủ lạnh để dùng dần, rất tốt cho sức khỏe.
Cách làm dưa muối cát cánh:
Sơ chế rễ cây cát cánh
Dùng kéo cắt rễ cây với kích thước vừa miệng
Rửa sạch với nước
Tiếp theo cho 2 muỗng muối vào rễ cát cánh đã rửa sạch rồi trộn đều, sau đó tiếp tục cho nước vào ngâm để loại bỏ vị đắng
Sau khi ngâm khoảng 30 phút thì lấy ra để ráo
Muối rễ cát cánh
Cho 2 muỗng nước mắm cá cơm, tỏi băm, đường, bột ớt, hành lá vào chậu đựng rễ cát cánh
Sau khi trộn đều tất cả nguyên liệu, cho thêm 3 muỗng nước mắm cá cơm vào trộn là hoàn thành
Bảo quản
Cho dưa muối rễ cát cánh vào hộp nhựa rồi để lên men từ 3-4 ngày ở nhiệt độ thường là sẽ dùng được.
Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Rễ cát cánh tốt cho sức khỏe tuy nhiên vị của cát cánh rất đắng. Vì thế, món dưa muối cát cánh không những có thể giảm được vị đắng mà còn giúp rễ cát cánh dễ dàng trở thành một món ăn truyền thống trong mâm cơm của người Việt.