Chào mừng bạn đến với website chanhdaydaknong.com Chúng tôi chuyên cung cấp chanh dây chất lượng cao từ Đắk Nông. Nhận bỏ sỉ chanh dây, bơ sáp Đắk Nông, khóm Hậu Giang
Chanh dây Đăk Nông

Khoai lang khô - Cách làm món ăn nhiều lợi ích

Khoai lang là loài cây thân thảo dạng dây leo sống lâu năm. Khoai lang có tên khoa học Ipomoea batatas, thuộc họ Bìm bìm (Convolvulaceae). Khoai lang có quan hệ họ hàng xa với khoai tây (Solanum tuberosum) có nguồn gốc Nam Mỹ và quan hệ họ hàng rất xa với khoai mỡ (một số loài trong chi Dioscorea) là các loài có nguồn gốc từ châu Phi và châu Á. Chi Ipomoea có khoai lang, rau muống (Ipomoea aquatica) và một số loài hoa dại được gọi bằng một số tên như bìm bìm (chung với các chi khác), mặc dù từ này không được dùng để chỉ khoai lang, rau muống. Một vài giống cây trồng của Ipomoea batatas cũng được trồng như là cây trồng trong nhà.

Khoai lang là món ăn gắn bó lâu đời với người Việt, tuy nhiên, không chỉ có tác dụng chống đói, khoai lang, rau lang là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi, nếu ăn đúng liều lượng sẽ có thể trị được nhiều loại bệnh. Hãy thường xuyên để khoai lang, rau lang xuất hiện trong bữa ăn của bạn.

Khoai lang có giá trị dinh dưỡng cao

Khoai lang là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào. Trong mỗi 100g khoai lang chỉ chứa 86 calories. Có thể thấy, khoai lang là một thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng ít năng lượng. Trong 100g củ khoai lang có hàm lượng đáng kể các chất dinh dưỡng, khoáng chất cùng nhiều vitamin sau:

Canxi: 38mg
Chất xơ: 3,3g
Năng lượng: 90kcal
Chất béo: 0,15g
Folate (Vitamin B9): 6 μg
Sắt: 0,69mg
Magie: 27mg
Mangan: 0,5mg
Niancin (Vitamin B3): 1,5mg
Phốt pho: 54mg
Kali: 475mg
Đạm: 2g
Riboflavin (Vitamin B2): 0,11mg
Natri: 36mg
Kẽm: 0,32mg
Tinh bột: 7,05g
Đường: 6,5g
Thiamine (Vitamin B1): 0,11mg
Vitamin A: 961 μg
Vitamin B6: 0,29mg
Vitamin C: 19,6mg
Vitamin E: 0,71mg

Tác dụng của khoai lang phụ thuộc nhiều vào giá trị dinh dưỡng của nó. Khoai lang có tác dụng nhuận tràng, chữa táo bón. Củ khoai lang là một thức ăn tốt với những người bị suy yếu gan.

Những người bị di tinh, nước tiểu đục dùng khoai lang khô tán bột uống mỗi ngày 20 g vào sáng sớm và tối trước khi đi ngủ. Uống liên tục vài ba tuần sẽ có hiệu quả tốt.

Phụ nữ kinh nguyệt không đều, máu xấu thường ăn khoai lang mỗi tháng 15-20 ngày. Ăn vài tháng sẽ có hiệu quả tốt.

Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất, do đó, khi luộc, cần bảo vệ phần vỏ không bị xây xát, không gọt vỏ nếu không cần thiết.

Trong khoai lang có chất đường, ăn nhiều, nhất là khi đói, sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu để phá huỷ chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống một ít nước gừng.

Khoai lang là vị thuốc, món ăn bổ dưỡng cho nhiều đối tượng, nhưng người bị tiêu chảy, viêm dạ dày, đường huyết thấp nên hạn chế ăn khoai lang.

Cách làm khoai lang khô

Khoai lang ngoài những cách ăn thông thường như luộc, hấp, nướng thì còn có khoai lang khô, với mùi vị cũng khá ngon, là món ăn vặt phổ biến tại Việt Nam. Trong khoai lang khô, hàm lượng chất dinh dưỡng bị giảm, nhiều vitamin và khoáng chất được bảo toàn, lượng calo trên khối lượng tăng. Khoai lang phơi khô chứa những chất rất quý với cơ thể, trong đó có vitamin chống nhiễm mỡ. Việc thiếu vitamin này có thể dẫn đến hỗn loạn chuyển hoá gan, nhiễm mỡ gan, xơ gan.

Khoai lang khô có thể làm bằng nhiều cách, cơ bản nhất là sấy và phơi khô.

Dùng máy sấy hoặc lò nướng

Khoai lang rửa sạch, để ráo nước, luộc chín, vớt ra gọt vỏ, cắt lát và cho vào máy sấy, hoặc lò nướng, sấy theo hướng dẫn tùy theo loại máy sấy và tùy theo khẩu vị, có thể sấy dẻo hoặc sấy giòn tùy ý. Lưu ý khi cắt lát cần đều tay, để những lát khoai có độ dày đều nhau và sẽ khô cùng lúc.

Làm khoai lang phơi khô

Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch rồi thái thành các dải dày, cho khoai lang vào đĩa rồi hấp khoảng 18 phút, khoai sau khi hấp chín tới thì xếp khoai lang ra rổ hoặc rá, phơi khoai lang dưới ánh nắng mặt trời khoảng 2-3 ngày. Khoai lang được phơi khô cứng bề mặt. Khi phơi lưu ý vấn đề vệ sinh, bụi bặm, mưa gió... sẽ có thể làm hỏng mẻ khoai. Nếu muốn khoai dẻo, cho khoai lang đã phơi vào nồi hấp đã đun sôi, hấp khoảng 2 phút rồi lấy khoai ra, xếp vào rổ hay rá phơi ở nơi thoáng khí, ít nắng cho đến khi khoai khô mềm dẻo.

Khoai lang là món ăn gắn bó lâu đời với người Việt, tuy nhiên, không chỉ có tác dụng chống đói, khoai lang, rau lang là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi, nếu ăn đúng liều lượng sẽ có thể trị được nhiều loại bệnh. Hãy thường xuyên để khoai lang, rau lang xuất hiện trong bữa ăn của bạn.

Tin tức khác

Lá nguyệt quế - Gia vị, bài thuốc, và giá trị nghệ thuật, biểu tượng

Cây nguyệt quế có tên khoa học là Murraya Paniculata L, lá cây thường được dùng để đan thành vòng...

Nhân sâm mùa đông - Củ cải trắng hầm thịt dê

Thịt dê có tính nóng, vị ngọt, không độc, hầm cùng củ cải có tính mát sẽ giúp tính nóng của...

Thơm - Khóm - Dứa giống hay khác nhau và cách phân biệt

Với tổng sản lượng đạt 20 triệu tấn/năm. Tại Việt Nam, dứa, thơm, khóm được trồng khắp từ...

Cát cánh - Cây thuốc dễ trồng - Món dưa muối ngon

Tác dụng làm thuốc từ rễ cây cát cánh đã được biết đến từ lâu đời, hiện nay, ngoài việc...

Chanh dây - Tên khoa học, phân loại và công dụng

Các nhà nghiên cứu ở trường Đại học Florida (Mỹ) đã phát hiện ra rằng chiết xuất của vỏ trái...